Tuesday, November 30, 2010

Biến đổi khí hậu đã tác động khắp Việt Nam

Thời tiết diễn biến khôn lường, phức tạp, song nhiều người còn thờ ơ cho rằng tác động của biến đổi khí hậu còn lâu mới chạm đến chúng ta, giáo sư Đặng Hùng Võ cảnh báo.

Dưới đây là nội dung trao đổi giữa ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt vừa qua, và yêu cầu cần cảnh giác hơn với biến đổi khí hậu.

- Ông có cho rằng thủy điện là một nguyên nhân khiến lũ lớn vừa qua ở miền Trung?

- Có 2 yếu tố khiến tình trạng mưa lớn dồn dập, tạo bão thường xuyên trong thời gian vừa qua. Trong đó nguyên nhân chính là do BĐKH, còn tác động của con người chỉ là một yếu tố khiến lũ càng thêm mạnh. Ví dụ, nếu rừng không bị tàn phá, lượng nước về chậm hơn. Nhưng do tàn phá rừng, lượng nước đổ về nhanh và mạnh hơn. Hoặc nếu điều tiết xả lũ tốt sẽ hạn chế dòng chảy nước lũ.

Có tác động của hai yếu tố, thiên tai và nhân tai, sức phá hoại lũ lụt mạnh hơn.

- Cụ thể hơn, việc xả lũ từ các nhà máy thủy điện Sông Hinh, sông Ba Hạ gây tác động như thế nào?

Công tác quy hoạch nói chung, mà cụ thể là quy hoạch mạng lưới thủy điện hiện nay chưa tốt. Khi tiếp nhận và cho phép dự án đầu tư, chúng ta chưa nhìn thấy cái ngữ cảnh ở trạng thái cực đại. Đó là tác động của lũ từ tự nhiên và đợt xả lũ từ các nhà máy thủy điện để bảo vệ đập. Như thế, trong trạng thái lũ đã mạnh một sẽ tăng sức tàn phá lên gấp hai đến ba lần.

Việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ rất có ý nghĩa, tận dụng lượng nước ở các nơi giải quyết vấn đề năng lượng. Quan trọng nhất là tính toán sao cho không xảy ra cộng hưởng về nước xả lũ từ hồ thủy điện đồng thời với lũ tự nhiên. Bài toán cộng hưởng này phải nằm trong bài toán quy hoạch chung.

Mưa lớn, lũ lụt vừa rồi ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ mới đây đang là minh chứng rõ nhất. Các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thủy điện xả lũ cùng một lúc với nước lũ tự nhiên về tạo thành cường độ lũ to hơn nhiều và người dân chịu đựng quá sức của mình.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ. Ảnh: H.T

- Nghĩa là Việt Nam chưa có quy hoạch hay nghiên cứu về tính cộng hưởng của lũ trong quá trình tính toán xây dựng các nhà máy thủy điện?

- Để lập quy hoạch mạng lưới thủy điện vừa và nhỏ tại một khu vực, cần tiến hành thiết lập hệ thống thông tin địa lý chi tiết thông báo chính xác khu vực ấy, sau đó săp xếp các nhà máy thủy điện vào hệ thống thông tin địa lý. Đưa ra bài toán phân tích lũ giả định như: hồ này xả ra một lượng nước, hồ kia xả ra một lượng nước thì lũ cộng hưởng ra sao. Từ đây, mới biết sắp đặt nhà máy thủy điện, và khi nào có thể xả lũ.

Tại Việt Nam, tôi tin chắc 100% không làm điều này. Chúng ta xem xét nhiều mặt trong quy hoạch nhưng ở góc độ khác như tận dụng nước về mùa lũ thế nào, có tàn phá gì về môi trường hay không, liệu có gây tổn hại gì đến thiên nhiên, đa dạng sinh học…chứ không phải từ góc độ thảm họa về lũ có thể gây ra, hay vấn đề cộng hưởng nước lũ cũng chưa được xem xét tới.

- Như vậy, liệu có nên bỏ việc xây dựng các nhà máy thủy điện hiện nay không?

- Xung quanh vấn đề thủy điện các nhà khoa học thế giới đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng nó là năng lượng sạch, không phát thải. Cũng có người nói, những chất thải dưới lòng hồ thông qua phân hủy cây cối thực vật còn gây hại nhiều hơn nhiệt điện, gây hiệu ứng nhà kính lớn, nên đừng nói thủy điện là năng lượng sạch. Vì vậy, nhiều nước khuyến cao không nên làm thủy điện.

Ở Việt Nam, nên nhìn nhận thêm để có kế hoạch tổng thể, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét tác động xấu của thủy điện tới phát triển đất nước, vùng nào nên xây thủy điện, vùng nào không, phát triển thủy điện đi đôi với bền vững, hiệu quả thủy điện nên làm ở nơi nào, xem xét thủy điện đóng góp bao nhiêu phần trăm để giải quyết vấn đề năng lượng.

Nhiều tuyến đường thành phố Quy Nhơn bị ngập. Ảnh: Minh Thảo

- Thời gian gần đây, Việt Nam đối diện với nhiều biến động dữ dội của thời tiết. Điều này có liên quan như thế nào đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu?

- Vấn đề BĐKH, Việt nam đã nghĩ tới nhưng chưa thật sâu sắc. Nhiều người nghĩ BĐKH chỉ là nước biển dâng. Thậm chí, còn tỏ ra chủ quan, thờ ơ là mỗi năm nước dâng lên 1cm thì còn lâu mới đến “nhà ta”; rồi những dự báo mãi đến 2050 mới tác động đến ĐBSCL. Đó đều là những luồng tư duy coi thường BĐKH.

Trên thực tế thì khác hẳn, BĐKH đã tác động khắp nơi ở nước ta. Đó là sự bất thường và cường độ ngày càng lớn về bão lũ, là thủy triều bị thay đổi chế độ làm cho TP.HCM ứ nước sông, gây ngập lụt. Bắc Trung Bộ vừa lụt, Nam Trung Bộ lại lụt. Nguy cơ dự báo Trung Trung Bộ cũng đang bị đe dọa bởi mưa lớn trong thời gian tới. Trong lịch sử từ trước tới nay, hiện tượng lũ lớn và liên tục ít xảy ra. Những năm trước, tại khu vực miền Trung, mỗi năm chỉ một đến hai tỉnh bị ngập nặng như Huế hay Đà Nẵng. Nhưng đến thời điểm hiện nay, bão hình thành nhiều, liên tục cùng sức tàn phá lớn hơn khắp miền Trung. Tình trạng hạn hán kéo ở dài chưa từng có ở miền Bắc vừa qua. Tất cả là hệ quả của BĐKH.

- Đang có nhiều ý kiến cho rằng cần thay đổi kịch bản BĐKH ở Việt Nam?

Đúng là vậy. Thời tiết đang diễn biến phức tạp, khôn lường, và nhanh hơn cái chúng ta dự kiến. Như đã nói ở trên, ai cũng nghĩ những điều dự đoán sẽ chưa đến, nhưng thực tế thì những dấu hiệu của BĐKH đã đến rất nhanh và mạnh. Tôi Theo thông tin từ Trung tâm KTTV, đợt lũ còn chưa chấm dứt hẳn trong năm nay mà còn tiếp tục nữa. Lúc này Việt Nam cần có hành động chung với thế giới, đưa ra những giải pháp để thích nghi giảm thiếu tác động BĐKH.

- Về lâu dài, theo ông, cần làm gì để giảm nhẹ thiên tai?

BĐKH xảy ra ngoài ý muốn chúng ta. Những bất thường về mưa, chế độ mưa, bão rất khó chống lại, mà chỉ có thể ngĩ đến phương án giảm thiểu mà thôi.

Cụ thể, muốn chống lại phải đi từ việc phát thải khí nhà kính, vận động trên toàn cầu về phát triển công nghiệp nhưng không gây hại, nhưng điều này đòi hỏi thời gian dài.

Đồng thời, con người cần học cách thích nghi, làm mọi việc tốt nhất trong phạm vi có thể làm như quy hoạch hồ thủy điện thủy lợi hợp lý, xả lũ theo trình tự thống nhất để đừng làm dòng nước cộng hưởng với nhau, không chặt phá rừng, lũ sẽ về chậm hơn. Cần có ý tưởng phòng tránh cao nhất tác động của lũ.

Ngoài ra, có thể đào hồ chứa dọc đường để chứa lũ, tránh cường độ lũ quá mạnh đến dân cư, hoặc bố trí hồ thủy điện thủy lợi có thể trữ được nước. Một biện pháp khoa học nữa, nhưng yêu cầu đầu tư lớn hơn, đó là xây dựng các trạm thông báo về lũ, luồng, phân tích địa hình lũ hay đi theo đường nào.

Hương Thu - VnExpress
Đọc thêm...

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Thảm họa chẳng còn xa xôi (09 / 11 / 2010)

(CTG) Nếu nước biển dâng cao thêm 1m, nếu nhiệt độ tăng thêm 2-3ºC sẽ có hàng chục ngàn hecta đất bị xâm nhập mặn, hàng triệu hecta đất trồng lúa bị mất... Những kịch bản tưởng như ở “thì tương lai” ấy lại đang hiện ra ngày một rõ nét...



Nước dâng cao làm sạt lở cửa biển phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu


Ngồi trước cửa nhà, nhìn những đợt sóng biển đánh vào bờ đê, lão nông Tư Ánh (Nguyễn Văn Ánh) lo lắng cho đoạn đê đang trong tình trạng gia cố tạm ở ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang. Ông nói: “Sóng biển ngày càng dữ, mỗi lần đánh ập vào bờ rút ra lại mang theo từng mảng đất lớn, lâu ngày bờ đê bị xé, có khi bị ăn đứt luôn nên nước mặn tràn vào phá”.

Biển mặn đang nuốt châu thổ sông Cửu Long...

Mùa mưa bão năm 2007, gia đình ông Tư Ánh đã một lần trắng tay vì sóng biển đánh vỡ đê, nước mặn tràn vào làm lúa chết héo, hơn 200 gốc nhãn rụng lá chết đứng, các ao cá nước ngọt thành ao nước mặn.

Tuyến đê dài hàng trăm kilômet ven biển Tây bắt đầu từ Hà Tiên (Kiên Giang) kéo dài đến tận Rạch Chèo (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) như lá chắn ngăn sóng dữ và nước mặn tràn vào đất liền song nay đã “bị thương” nhiều đoạn, có đoạn sạt lở nghiêm trọng, nhất là ở những cửa biển như Hương Mai (U Minh), Ðá Bạc, Sông Ðốc (Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau).

“Sóng biển đánh đứt dãy rừng phòng hộ rồi ngoạm bờ gây vỡ đê. Khoảng 5km đê đang bị sạt lở, có đoạn 1.200m sạt lở nghiêm trọng phải xử lý khẩn cấp, lực lượng cứu hộ đê phải túc trực thường xuyên” - ông Nguyễn Long Hoai, chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau, cho biết.

Tình trạng đất bị “hà bá” nuốt không chỉ ở đê biển Tây mà còn diễn ra gay gắt tại các con sông. Đã hơn ba tháng trôi qua nhưng ông Trương Thanh Tuấn (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) vẫn chưa quên được đêm kinh hoàng xảy ra vụ sạt lở bên bờ sông Cửa Lớn cướp đi bốn mạng người, nhà ông và nhiều nhà hàng xóm đổ ùm xuống sông. Những năm gần đây, người dân ở các tuyến sông gần cửa biển luôn nơm nớp lo sợ nhà bị trôi xuống sông thình lình như vậy.

Kết quả quan trắc ba năm gần đây ở Cà Mau cho thấy vào thời điểm cuối tháng 10 và đầu tháng 11, nước sông ngày càng dâng cao. Năm 2007, Cà Mau thiệt hại 4.886ha nuôi trồng thủy sản và lúa, năm 2008 là 10.622ha, năm 2009 là 14.795ha. “Dân sống ven biển phản ảnh nước dâng ngày càng cao. Số liệu quan trắc của chúng tôi cho thấy đỉnh triều đã cao hơn 0,5cm so với năm năm trước” - ông Lai Thanh Ẩn, chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu, cho hay.

Ông Nguyễn Hải Châu, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bến Tre, khẳng định Bến Tre đã bắt đầu “thấm đòn” khí hậu thay đổi. Mặn xâm nhập nội đồng ngày càng gay gắt vào mùa khô. Còn ông Thái Thành Lượm, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Kiên Giang, lo lắng môi trường sống của quần thể các hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú nơi này sẽ “làm mồi” đầu tiên khi nước biển dâng. Kiên Giang được dự báo nằm trong danh sách những tỉnh bị ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu.

Năm 2009, Bến Tre bắt đầu xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng xu thế nhiễm mặn và chuyển dịch cây trồng. “Nhưng đây là vấn đề lâu dài, tác động cả hiện tại và tiềm tàng. Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ và đầu tư để xây dựng chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu. Trước mắt là xây dựng nhà máy và hệ thống cấp nước ngọt, hệ thống đê sông, biển, cống đập ngăn mặn, các dự án trồng rừng thủy lợi phục vụ nông nghiệp” - ông Châu nói.

Ở Kiên Giang, ông Lượm đề xuất xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm với biến đổi khí hậu, nâng cấp hệ thống đê, xây dựng các cống, kênh để phòng xâm nhập mặn, tăng vành đai rừng ngập mặn lên 500-1.000m để đủ sức phòng hộ. Tỉnh cũng đang tìm cách xây dựng mô hình nhà ở, mô hình canh tác, chăn nuôi thích nghi với việc nước biển dâng.

Việt Nam cần một kịch bản biến đổi khí hậu khác?

Hơn một năm trước (tháng 6-2009), Bộ Tài nguyên - môi trường công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Có thể xem đây là một lời cảnh báo chính thức mang tầm quốc gia về những nguy cơ từ biến đổi khí hậu mà Việt Nam phải đối mặt cho đến cuối thế kỷ 21.

Ba kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các kịch bản phát thải khí nhà kính ở ba mức thấp, trung bình và cao với số liệu tính toán theo từng cột mốc thập kỷ: 2020, 2030, 2040 đến năm 2100.

Theo kịch bản phát thải cao của bộ thì vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa hằng năm có thể tăng khoảng 9-10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và 4-5% ở Nam Trung bộ, 2% ở Nam bộ và Tây nguyên so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm mùa mưa sẽ tăng 12-19% ở cả các vùng phía Bắc và Nam Trung bộ, trong khi khu vực Nam bộ và Tây nguyên chỉ tăng 1-2%.

Đối với nước biển dâng, một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50-140cm vào năm 2100. Riêng các kịch bản cho Việt Nam tính rằng “vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 28-33cm và đến cuối thế kỷ mực nước biển có thể dâng thêm 65-100cm so với thời kỳ 1980-1999. Trong tương lai gần, dự báo đến năm 2020 mực nước biển ở nước ta có thể dâng cao thêm 11-12cm và đạt mức tăng 28-33cm vào năm 2050”...

Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bộ đã bước đầu xây dựng bản đồ ngập cho khu vực TP.HCM và ĐBSCL. Theo đó, khi nước biển dâng 65cm (mức thấp), diện tích ngập ở ĐBSCL là 5.144km2 (12,8%), và ở mức 100cm (cao) thì ngập sẽ trải rộng trên 15.116km2, tương đương 37,8% diện tích toàn vùng. Riêng khu vực TP.HCM, theo dự báo với mực nước biển tăng 65cm, diện tích ngập rộng khoảng 128km2 (6,3%) và nhấn chìm 473km2 (23%) nếu dâng mức 100cm.

Thực tại phũ phàng hơn kịch bản

Trên thực tế, những hiểm họa mang tên biến đổi khí hậu không đợi lâu đến thế mà đã và đang đổ ập xuống nhiều vùng, cướp đi nhiều sinh mạng và gây ra vô số thiệt hại nghiêm trọng. Chỉ một trận mưa kéo dài ba ngày vào tháng 10-2008 đã dìm nội thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận trong biển nước, làm chết 17 người, gây tê liệt giao thông và hủy hoại nông nghiệp đáng kể. Trong ba ngày đó, lượng mưa đo được tại Hà Nội là hơn 500mm, tại Hà Đông hơn 800mm.

Và khi hai cơn lũ liên tiếp đổ xuống miền Trung đầu tháng 10 vừa qua đã hiển hiện rất rõ sự bàng hoàng, bất ngờ của con người trước những biến cố thiên nhiên chưa từng dữ dội như vậy.

Tuần qua, lũ lụt lại tràn ngập các tỉnh Nam Trung bộ. Đêm 31-10-2010, lượng mưa đo được ở Ninh Thuận từ 100-200mm, Phan Rang lên tới 274mm. TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã hứng một trận mưa hơn 500mm kéo dài nhiều giờ khiến nhiều phường bị nhấn chìm, giao thông đường bộ lẫn đường sắt bị tê liệt.

Đồng thời, tin tức về các dòng sông, suối cạn nước, trơ đáy tại khu vực Tây nguyên liên tiếp xuất hiện. Còn tại Nam bộ - vựa lúa và vựa cá ĐBSCL - người dân miệt đồng khắc khoải chờ lũ về. Mùa nước nổi trắng đồng - một đặc ân mà tạo hóa bao đời nay ưu ái tặng cho cư dân của đất chín rồng - càng lúc càng nhạt nhòa.

Ngày 2-12-2008, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ban hành. Hai bộ Tài nguyên - môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cho hay đã có hàng loạt nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch ứng phó... Các địa phương trong cuộc như TP.HCM và Cần Thơ cũng đang lo đầu tư nghiên cứu, tìm giải pháp thích ứng cho từng kịch bản.

Nhưng thực tế phũ phàng cận kề của không ít thảm họa thiên nhiên đã “gõ cửa” ầm ầm, không còn là chuyện của những cột mốc thập kỷ như bộ hình dung. “Nước đã đến đầu gối”, dân Việt Nam ở nhiều vùng đang phải “quẫy đạp” thật sự để chống chọi từng ngày, mỗi thảm họa lại ở mức độ khốc liệt khác nhau với đầy rẫy bất ngờ, bàng hoàng và mất mát.

Trong khi chờ đợi và hi vọng những giải pháp mà kế hoạch dài hạn ứng phó với biến đổi khí hậu phát huy tác dụng, có lẽ cũng nên nghĩ tới những kịch bản và giải pháp ứng phó quyết liệt hơn trong ngắn hạn trước những diễn biến khôn lường của thời tiết, chí ít để không còn cảnh bị động chống chọi và những lời đổ lỗi cho “mưa lịch sử”, cho “lũ bất ngờ”!

Nước biển dâng cao ở Bạc Liêu

Từ trung tuần tháng 10 đến nay, tuy mới vào đầu con nước, triều cường và mực nước biển dâng cao tại Bạc Liêu đã gây ngập nhiều nhà dân, nhiều tuyến giao thông, hoa màu.

Theo TTXVN, tại các địa phương giáp cửa biển như huyện Đông Hải, Hòa Bình và TP Bạc Liêu, triều cường lên cao tràn qua các bờ bao, đường sá làm nhiều nhà dân ngập sâu. Ở các cửa sông dọc tuyến đê biển Đông, nước biển tràn sâu vào nội đồng gây thiệt hại nặng.

Không chỉ ở các huyện đầu nguồn, triều cường cũng đe dọa diện tích trồng lúa của các huyện vùng sâu, xa các biển như Giá Rai, Phước Long, Hồng Dân... Nhiều lão nông ở đây cho biết triều cường năm nay về sớm và cao hơn khoảng 50cm so với mọi năm.


Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm...

Sản lượng lương thực Trung Quốc giảm vì biến đổi khí hậu

Một chuyên gia nông nghiệp hàng đầu của Trung Quốc cảnh báo biến đổi khí hậu có thể làm giảm 10% sản lượng lương thực của nước này trong vòng 20 năm tới.
Nông dân Trung Quốc thu hoạch lúa. Ảnh: nytimes.com.
Nông dân Trung Quốc thu hoạch lúa. Ảnh: nytimes.com.

Hồi tháng 9 chính phủ Trung Quốc thành lập dự án nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất lương thực của Trung Quốc trong 20 năm qua. Dự án được tiến hành tại 11 cơ sở nghiên cứu. Tang Huajun, phó viện trưởng của Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, là người chỉ đạo dự án. Trả lời phỏng vấn của báo China Daily về tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu đối với sản lượng lương thực hôm 5/11, ông Tang khẳng định sản lượng sẽ giảm từ 5 tới 10% trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2030.

“Tổng sản lượng của ba loại ngũ cốc chính – gồm gạo, lúa mì và ngô – có thể giảm tới 37% trong những năm tới nếu chính phủ không thể tiến hành các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn tác độngcủa biến đổi khí hậu”, China Daily dẫn lời ông Tang.

Trung Quốc sản xuất 530,8 triệu tấn ngũ cốc trong năm 2009. Chính phủ vừa đề ra chỉ tiêu tăng sản lượng lên 550 triệu tấn trước năm 2020 để đảm bảo an ninh lương thực cho 1,3 tỷ người.

AFP cho biết, trong một báo cáo gần đây, tổ chức Greenpeace cho rằng Trung Quốc sẽ không có đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu của người dân vào năm 2030 và sản lượng lượng thực có thể giảm tới 23% trước năm 2050.

“Nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và một số hậu quả tiêu cực đã trở nên rõ ràng do sự gia tăng nhiệt độ và thiếu nước trong 10 năm qua”, ông Tang nói.

Hạn hán là hiểm họa lớn nhất của các cánh đồng tại Trung Quốc. Theo tính toán của Tang, Trung Quốc mất từ 15 tới 25 triệu tấn ngũ cốc – tương đương 4 tới 8% tổng sản lượng hàng năm - từ năm 1995 tới 2005. Các thiên tai khác như lũ lụt, mưa đá và bão cũng làm giảm sản lượng lương thực.

Minh Long - VnExpress
Đọc thêm...

Cần 100.000 năm để phục hồi thảm họa khí hậu

Trái đất sẽ cần tới hàng nghìn thế kỷ để khắc phục những hậu quả của tình trạng ấm lên toàn cầu nếu loài người tiếp tục đưa khí thải vào bầu khí quyển.
Hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Ảnh:
Hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Ảnh: guardian.co.uk.

Telegraph cho biết, các nhà khoa học khắp thế giới sẽ tới thành phố London, Anh trong tuần này để tham dự một hội nghị về biến đổi khí hậu. Nhiều người trong số họ đã nghiên cứu những lớp trầm tích đá hình thành cách đây vài triệu năm để lập mô hình về tác động của khí thải đối với sự thay đổi nhiệt độ địa cầu và sự tuyệt chủng của các loài trong quá khứ.

Giáo sư Jim Zachos, một chuyên gia của Đại học California tại Mỹ, nói rằng 55 triệu năm trước hoạt động núi lửa giải phóng 4.500 tỷ tấn khí thải vào khí quyển trong vài nghìn năm. Tình trạng đó khiến nhiệt độ bề mặt trái đất tăng thêm 6 độ C, buộc tất cả hệ sinh thái phải thích nghi, di chuyển khỏi khu vực sinh sống hoặc chết.

Theo Zachos, nếu loài người tiếp tục sản xuất khí thải với tốc độ như hiện nay, khoảng 5.000 tỷ tấn khí thải sẽ được bơm vào khí quyển trong vài trăm năm tới. Hiện tượng ấy khiến nhiệt độ trái đất tăng lên mức cao nhất trong lịch sử và có thể gây tuyệt chủng diện rộng đối với nhiều loài sinh vật.

Hiệp hội Địa chất Anh cảnh báo trái đất sẽ cần hàng nghìn thế kỷ để khắc phục những hậu quả của tình trạng ấm lên toàn cầu.

“Những bằng chứng về địa chất từ 55 triệu năm trước cho thấy sự gia tăng lượng khí thải sẽ khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng ít nhất 5 hoặc 6 độ C. Nếu các hoạt động tạo ra khí thải của loài người không chấm dứt, quá trình phục hồi của khí hậu trái đất sẽ phải trải qua ít nhất 100.000 năm. Các mô hình khí hậu trên thế giới đều ủng hộ nhận định này”, Hiệp hội Địa chất Anh tuyên bố.

Minh Long - VnExpress
Đọc thêm...

Lũ lớn dâng cao, nhiều nơi bắt đầu bị cô lập

(Dân trí) - Sáng nay 2/11, nước lũ trên các sông tại Bình Định bắt đầu dâng nhanh, nhiều tuyến đường bị ngập, một số khu dân cư sắp bị nước lũ chia cắt. Mưa lớn nhiều ngày cũng đang nhấn chìm nhiều tuyến đường ở Phú Yên và “nhốt” nhiều thôn xóm trong mênh mông biển nước.

Đến 10 giờ sáng nay, tràn Huỳnh Mai trên tuyến tỉnh lộ ĐT 640 nối các xã Phước Hoà, Phước Thắng, Phước Sơn… với thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước, Bình Định) đã bị ngập sâu hơn 0,5 m. Một số khu dân cư tại huyện Tuy Phước và các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú của TP Quy Nhơn bắt đầu bị nước lũ chia cắt.


Nước lũ bắt đầu tấn công các tuyến đường đường liên huyện ở Bình Định

Để chủ động phòng chống lũ, ngày 2/11, Ban chỉ huy PCLB và TKCN huyện Tuy Phước đã cấp 35 áo phao, 10.000 bao tải cho các xã thường xuyện xảy ra ngập lũ và sạt lở. Đồng thời, yêu cầu các địa phương trong huyện tổ chức trực ban 24/24 và triển khai chống lũ theo phương án “tại chỗ”.

Tin từ BCH PCLB và TKCN tỉnh Bình Định, tàu BĐ 30426 TS do ông Lê Văn Tiến ở xã Cát Khánh (Phù Cát, Bình Định) làm thuyền trưởng, có 6 ngư dân, bị nạn gần đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu). Rất may tàu đã được cứu hộ kịp thời vào cảng La Gi (Phan Thiết, Bình Thuận).

Trước đó ngày 29/10, tàu cá BĐ 30426 gặp nạn do gãy chân vịt, bị trôi dạt trên vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau đó liên tiếp nhiều ngày không liên lạc được với chủ tàu cùng thuyền viên trên tàu. Nhờ sự giúp đỡ của ngành chức năng TPHCM và nhiều cơ quan khác, cuối cùng đã liên lạc được với chủ tàu và đã thuê phương tiện ra cứu hộ, cứu nạn.

Tại Phú Yên, theo số liệu thống kê của BCH PCLB-TKCN tỉnh, đến 16 giờ chiều qua 1/11, nhiều đoạn đường trên các tuyến tỉnh lộ đã ngập sâu từ 0,5-1,5m, giao thông đình trệ.

Chiều ngày 1/11, đập tràn Sông Cô ở thị trấn La Hai (Đồng Xuân) ngập khoảng 0,7m trong nước lũ, xã Xuân Sơn Bắc đã bị cô lập tới ngày thứ ba. Cầu sông Trà Bương (xã Xuân Quang 3, Đồng Xuân) cũng ngập trong nước lũ khiến học sinh thôn Thạnh Đức đi học phải đi vòng thêm chặng đường dài gần 10km.

Nước trắng trời, nhiều xóm, thôn bị cô lập nhiều ngày liên tiếp trong nước lũ

Nhiều thôn xóm ở huyện Đông Hòa tiếp tục bị nước lũ bao vây. Nước lũ tiếp tục gây ngập đoạn đường bê tông dài 300m nối quốc lộ 1A đến thôn Phú Lương (xã An Chấn, Tuy An). Các cánh đồng Đụn, đồng Mếu và đồng Mốc nước trắng mênh mông, một số diện tích lúa vụ mùa mới gieo sạ đã ngã rạp do nước lũ ngâm nhiều ngày.

Tại đầm Ô Loan (Tuy An), đầm Cù Mông (Sông Cầu), nhiều ao hồ, lồng nuôi tôm, cá mú của ngư dân cũng bị ngập trong nước do triều cường dâng cao. Hiện người nuôi tại các địa phương đang dùng lưới bao quanh khu vực hồ nuôi hoặc thu hoạch để tránh lũ.

Ngày 30/10, trong khi đang neo đậu tại khu vực Lao Mái Nhà, chiếc thuyền có công suất 15CV của ông Phạm Ngọc Thơm, ở thôn Phước Đồng (An Hải, Tuy An) đã bị sóng lớn đánh chìm, hiện vẫn chưa trục vớt được. Rất may không có thương vong về người.

Vào 16 giờ chiều 1/11, tại xã Hòa Mỹ Tây (Tây Hòa, Phú Yên), một em hoc sinh đã bị nước lũ cuốn trôi mất tích trên đường đi học về. Nạn nhân là em Lê Thị Thanh Thủy, sinh năm 1997, học sinh lớp 8 Trường THCS Tây Sơn, (Hòa Mỹ Tây, Tây Hòa, Phú Yên).

Sau khi tan trường, Thủy đi xe đạp về nhà tại thôn Thạnh Phú (Hòa Mỹ Tây). Khi đi qua bờ tràn Bầu Quay, em dắt xe đi bộ. Tuy nước lũ qua tràn thấp chỉ khoảng 50cm nhưng nước chảy mạnh làm trôi xe đạp, Thủy cố níu theo thì bị kẹt, rơi xuống dưới tràn và bị nước lũ cuốn mất tích.

Đến sáng nay 2/11, các lực lượng cứu nạn cùng gia đình vẫn chưa tìm được tung tích thi thể em Thủy.

Cùng ngày, lúc 20 giờ, tại Đồng Xuân cũng có 1 người chết và 1 người mất tích do nước lũ cuốn. Thông tin ban đầu cho biết, ông Đặng Hồng Kỳ (50 tuổi, trú thôn Lãnh Cao, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân) khi đi từ Bình Định về Xuân Lãnh (Đồng Xuân), đến sông Môn thì gọi con gái là Đặng Thị Mai (24 tuổi) đi xe máy đến đón. Do nước ngập đường nên 2 cha con dắt xe đi bộ qua bờ tràn suối Mung, bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.

Vào 8 giờ 5 phút ngày 2/11, người dân đã tìm thấy xác ông Kỳ tại khu vực bờ tràn suối Mung (Xuân Lãnh, Đồng Xuân), còn người con gái vẫn mất tích.

Như vậy, đến nay tỉnh Phú Yên đã có 2 nạn nhân chết và 2 nạn nhân mất tích do lũ.

Thông báo lũ khẩn cấp trên các sông tỉnh Phú Yên:

Theo thông báo của TT DBKTTV Phú Yên, mực nước trên các sông trong tỉnh đang lên nhanh, đặc biệt trên sông Bàn Thạch tại xã Hòa Mỹ Tây (10,12m). Dự báo mực nước trên các sông tiếp tục lên, có lũ ở mức báo động 1-2, có sông trên báo động 2, trong khoảng 24 giờ tới, mực nước cao nhất trên các sông: Sông Ba tại Củng Sơn: 29,5m, Sông Đà Rằng tại Phú Lâm: 2,0m, Sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng: 8,5m.

Khánh Hằng
Đọc thêm...

Hà Nội rét 15 độ

Ảnh hưởng của lưỡi cao lạnh lục địa, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét. Vùng núi cao nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.

Theo Đài khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ, những ngày qua Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời ít mây, sáng sớm có sương mù nhẹ, đêm và sáng trời rét.

Nhiệt độ thấp nhất ở một số vùng núi cao dọc biên giới phía Bắc xuống dưới 10 độ, một số nơi như Sìn Hồ (Lai Châu), Sapa (Lào Cai) xấp xỉ 7 độ.

Không khí lạnh từ phía Bắc liên tục tăng cường khiến các tỉnh miền Bắc đón nhận đợt rét đầu đông một tuần nay. Ảnh: Hoàng Hà.
Không khí lạnh từ phía Bắc liên tục tăng cường khiến các tỉnh miền Bắc đón nhận đợt rét đầu đông một tuần nay. Ảnh: Hoàng Hà.

Trong vài ngày tới, lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định do đó Bắc Bộ và Thanh Hóa những ngày tới sáng sớm có sương mù nhẹ, nhiệt độ 12-26 độ, vùng núi xuống dưới 10 độ, đêm và sáng trời rét.

Tại Hà Nội, trời ít mây, ngày nắng 26 độ C, đêm và sáng trời rét 15 độ. Riêng vùng núi Ba Vì nhiệt độ thấp nhất xuống 12-13 độ.

Trong khi đó, các tỉnh từ Trung Trung Bộ trở vào có mưa, dông, một số nơi mưa to, nhiệt độ 18-29 độ.

Nam Bộ và Tây Nguyên chiều tối có mưa, nhiệt độ 20-32 độ.

Hải Đông - VnExpress
Đọc thêm...

Sài Gòn sẽ lạnh đến hết tuần

Do không khí lạnh tăng cường từ khu vực miền Bắc và miền Trung trở vào nên TP HCM sẽ hứng chịu đợt không khí lạnh tràn vào. Đây là hiện tượng thời tiết lạ so với vài năm gần đây.

Theo bà Lê Thị Xuân Lan, trung tâm khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ đợt không khí lạnh này xuất hiện từ ngày 25/10, trong thời điểm này là quá sớm. Thông thường, đợt không khí mạnh kiểu như vậy thường xuất hiện từ tháng 12, hoặc sớm cũng từ giữa tháng 11 trở đi.

Cho đến hết tuần, tiết trời Sài Gòn sẽ vẫn tiếp tục trở lạnh, nhiều mây. Nhiệt độ ban ngày dao động khoảng 26 - 28oC. Sáng 31/10, nhiệt độ đo được ở TP HCM là 21oC, trong khi nhiệt độ bình thường vào mọi năm thấp nhất cũng chỉ đạt từ 23-24oC.

Ngồi trong phòng, nhiều nhân viên vẫn phải khoác áo lạnh. Ảnh: Vĩnh Phú.

Bà Lan dự đoán đợt không khí lạnh có thể kéo dài cho đến hết tuần. Việt Nam đang bị ảnh hưởng của hiện tượng La Nina hoạt động với cường độ mạnh. Đợt không khí lạnh này cho thấy mùa đông năm nay sẽ lạnh hơn so với cùng kỳ những năm trước.

Cũng theo chuyên gia của trung tâm khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, triều cường hệ thống sông Sài Gòn tuy đã xuống nhưng chỉ vài ngày sau sẽ dâng cao trở lại. Bà Lan dự báo vào cuối năm tình hình triều cường năm nay sẽ phức tạp hơn năm trước, đỉnh triều có thể cao hơn và vượt mức kỷ lục năm 2009.

Vĩnh Phú - VnExpress
Đọc thêm...

Cận cảnh chạy lũ ở Khánh Hòa

3 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị cuốn theo mưa lũ. Trong 3 ngày qua, Khánh Hòa phải di dời gần 1.000 người đến nơi an toàn. Nhân viên cứu hộ chia nhau bế trẻ con, dìu người già vượt lũ.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Khánh Hòa, đến cuối ngày 31/10 toàn tỉnh đã có 3 người chết, một người bị thương. Tỉnh phải di dời 261 hộ với 959 nhân khẩu từ vùng nước lũ đến nơi trú ẩn an toàn. 47 căn nhà bị sập, ngập hơn 500 ha lúa và hoa màu, mất trắng 80 ha diện tích đìa nuôi trồng thủy sản. 8 tàu bị sóng đánh chìm.

Dân quân và lực lượng cứu hộ đã cứu thành công 22 hành khách trên xe khách đi từ Huế vào bị chết máy và ngập sâu tại đèo Sãi Me, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh. Dự báo mưa lũ còn lên trong những ngày đến.

Phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, chìm trong biển nước. Chính quyền địa phương phải tổ chức di dời dân đến nơi an toàn.
Cây cầu bê tông liên phường bị nước ngập chảy xiết. Đội cứu hộ phải dìu từng người dân qua lại cầu.
Giúp người già...
Chuyển trẻ con đến nơi cao ráo hơn.
Nhiều ngôi nhà ở ven sông thuộc phường Phước Vĩnh bị nước lũ cuốn nghiêng, sập, hư hỏng. Có căn nhà bị nước cuốn ra giữa dòng sông.
Gia đình anh Phan Ngọc Phú ở phường Phước Vĩnh bỗng chốc trắng tay vì bị nước lũ cuốn trôi đồ đạc, hư hỏng nhà cửa.
Nam Điền - VnExpress
Đọc thêm...

Bắc Cực tan băng khiến mùa đông lạnh hơn

Mùa đông ở bán cầu bắc của trái đất sẽ trở nên lạnh giá hơn do hiện tượng ấm lên ở Bắc Cực khiến băng tan chảy ngày càng mạnh.
Hình ảnh băng ở Bắc Cực do vệ tinh chụp. Ảnh: NASA.
Hình ảnh băng ở Bắc Cực do vệ tinh chụp. Ảnh: NASA.

Discovery cho biết, diện tích băng ở Bắc Cực giảm xuống gần mức thấp nhất trong mùa hè năm nay. Tại đảo Greenland, nhiệt độ cao kỷ lục trong năm làm tăng tốc độ tan chảy của băng. Trên khắp Bắc Cực, tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang ấm dần khiến diện tích băng ở trên bề mặt ngày càng thu hẹp. Các nhà khoa học của Cơ quan Hải dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho rằng những biến đổi này sẽ còn kéo dài.

“Không chỉ có băng tan chảy mà không khí và hệ sinh thái trên đảo Greenland cũng thay đổi. Những thay đổi đó tác động tới đời sống của con người”, Don Perovich, một chuyên gia về biển trong nhóm nghiên cứu của NOAA, phát biểu.

Khi băng tan, nước biển tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời khiến nhiệt độ mặt nước tăng. Nhiệt độ mặt nước càng lớn thì băng lại tan càng nhanh. Vòng luẩn quẩn đó khiến diện tích của băng không thể phục hồi như ban đầu.

Trước kia những cơn gió gần cực bắc của trái đất chỉ di chuyển trong phạm vi Bắc Cực. Khi nền nhiệt ở Bắc Cực tăng, quỹ đạo quen thuộc của chúng bị phá vỡ khiến nhiều khối khí lạnh tiến về phía nam. Do tác động của những khối khí đó, nhiều vùng ở bán cầu bắc trở nên lạnh hơn. Hiện tượng này giúp chúng ta giải thích tại sao tuyết phủ kín nhiều vùng của nước Mỹ dù người dân ở những vùng đó chưa từng chứng kiến hiện tượng tương tự trong quá khứ.

“Loài người đang đối mặt với một nghịch lý về biến đổi khí hậu. Sự ấm lên và tình trạng suy giảm diện tích băng ở Bắc Cực không làm tăng nhiệt độ ở mọi nơi trên địa cầu, mà lại làm giảm nhiệt độ ở những vùng thuộc vĩ độ thấp, khiến mùa đông ở bán cầu bắc trở nên lạnh hơn”, nhóm nghiên cứu kết luận.

Minh Long - VnExpress
Đọc thêm...

TP HCM dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu

Một quan chức của Ngân hàng Thế giới (WB) hôm qua cảnh báo TP HCM nằm trong nhóm 10 đô thị hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của những thảm họa do biến đổi khí hậu gây nên.
Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên bị ngập bởi triều cường. Ảnh: Kiên Cường.

AFP cho biết, trong trong một hội nghị về giảm nhẹ nguy cơ thiên tai của các bộ trưởng châu Á tại thành phố Incheon của Hàn Quốc hôm 26/10, John Roome, giám đốc WB tại Đông Á, cảnh báo hàng triệu người nghèo ở châu Á sẽ gánh chịu hậu quả của các thảm họa do biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa quá nhanh.

“Cái giá mà người nghèo phải trả cho thiên tai chính là mạng sống của họ”, ông Roome phát biểu.

Năm ngoái ông Roome từng khẳng định trong một bài phát biểu rằng 6 trong số 10 nước có tỷ lệ tử vong và tổn thất tổng sản phẩm quốc nội cao nhất nằm ở châu Á. Từ năm 1997 tới nay, 82% số người chết vì thiên tai thuộc về nhóm 10 nước này.

“Biến đổi khí hậu, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chưa từng có, khiến tác động của các thảm họa ngày càng trở nên khủng khiếp hơn. Tần suất và sức phá hoại của các thảm họa liên quan tới biến đổi khí hậu đã tăng gấp 4 lần trong hai thập kỷ qua”, Roome nói.

Dẫn một kết quả nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Roome thông báo châu Á là nơi có 6 trong số 10 thành phố dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Đó là Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc), TP HCM, Mumbai, Kolkata (Ấn Độ) và Osaka (Nhật Bản).

“Chẳng hạn, nếu các biện pháp cần thiết không được thực thi tại Bangladesh, thiệt hại do một siêu bão gây nên có thể tăng gấp 5 lần và lên tới hơn 9 tỷ USD trước năm 2050, trong đó các hộ gia đình nghèo hứng chịu hậu quả nặng nề nhất”, ông nói.

Theo Roome, một nghiên cứu của WB cho thấy nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2050, thế giới sẽ mất khoảng 75 tới 100 tỷ USD để thích nghi với nền nhiệt mới. Đông Á và các nước xung quanh Thái Bình Dương sẽ phải chi nhiều tiền nhất. Phần lớn khoản tiền đó sẽ được sử dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp nước và chống lũ.

Roome cho rằng các thành phố châu Á có thể giảm nguy cơ xảy ra thảm họa liên quan tới biến đổi khí hậu bằng cách nâng cao điều kiện sống của dân nghèo, loại bỏ những khu nhà ổ chuột và đưa những chương trình phát triển kinh tế tới từng cộng đồng dân cư. Các thành phố cũng nên thúc đẩy việc sử dụng đất hợp lý, đầu tư vào các hệ thống cảnh báo thiên tai và tạo mọi điều kiện để người dân có thể tiếp cận dễ dàng thông tin về nguy cơ thiên tai.

Minh Long - VnExpress
Đọc thêm...

Mùa đông năm nay rét đậm đến sớm và kéo dài

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, số lượng, cường độ và thời gian các đợt rét đậm, rét hại trong mùa đông năm nay đều hơn năm trước.

Nhận định sơ bộ xu thế thời tiết, thủy văn mùa đông xuân 2010-2011, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, số lượng đợt rét đậm có thể lên tới 4 đợt và thời gian đợt dài nhất đến một tuần (so với 3 đợt và thời gian chỉ kéo dài 3-4 ngày như năm vừa rồi).

Mùa đông năm nay khá khắc nghiệt với nhiều đợt rét kéo dài. Ảnh: Hoàng Hà.

Khoảng thời gian các đợt rét đậm này diễn ra tập trung vào tháng 12/2010 và tháng 1/2011, trong đó, đợt rét đậm đầu tiên đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm (trung bình vào ngày 26/12). Ngoài ra, số lượng các đợt gió mùa trong quãng thời gian này cũng sẽ nhỉnh hơn con số trung bình 20 đợt hằng năm.

Như thường lệ, một số vùng núi cao như ở đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) sẽ có băng tuyến. Vùng núi phía Bắc có sương muối và băng giá. Tuy nhiên, khả năng về xảy ra đợt rét lịch sử như mùa đông năm 2007 (kéo dài liên tục 38 ngày) gần như chắc chắn không xảy ra.

Rét đậm xảy ra khi nhiệt độ trung bình ngày nằm trong khoảng 13-15 độ C. Rét hại là khi nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 13 độ.

Nguyễn Hưng - VnExpress
Đọc thêm...

Lũ lụt hoành hành khắp châu Á

(Dân trí) - Lũ lụt đang ảnh hưởng nặng nề khắp châu Á, với tin tức về hậu quả nghiêm trọng nhất để lại ở Việt Nam từ nhiều thập niên qua.
Mưa mùa khắp đông nam Á đang gây thêm tử vong và gây thiệt hại lớn về vật chất. Tình hình trầm trọng nhất ở Việt Nam, với tổn thất lớn về người, tác động đến hơn 20 cộng đồng nông nghiệp và thiệt hại về vật chất ước tính lên tới hơn 35 triệu USD.

Nước ngập trắng nhiều vùng ở miền Trung Việt Nam

Ánh mắt đau đáu chờ tin tức người thân trong lũ

Tại Thái Lan, tin tức truyền hình cập nhật thường xuyên và truyền đi hình ảnh những khu vực rộng lớn ruộng đồng chìm dưới làn nước và các thị trấn bị cô lập vì lụt dâng cao. Đây là trận lụt tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ qua ở khu vực Đông Bắc nước này. Tính đến ngày 21/10, 21 trong số 75 tỉnh đã bị tác động lũ lụt, gây thiệt mạng cho ít nhất 15 người.

Thủ đô Bangkok của Thái Lan đang chuẩn bị chống lụt trong vài ngày sắp tới vào lúc nước trong những con sông tràn bờ ở các các tỉnh miền bắc đổ qua những đồng bằng miền trung Thái Lan. Chính quyền thành phố Bangkok cũng yêu cầu những người sống dọc các con sông gia cố đê điều vì mực nước sông đang dâng cao.


Lũ lụt ở Thái Lan

Mưa lớn từ cuối tuần qua đã khiến nước biển dâng cao, gây lụt lội nghiêm trọng ở nhiều địa phương của Mianma, đặc biệt là những thành phố ở miền bắc và phía tây nước này.

Campuchia cũng báo cáo lũ lụt nặng, với khoảng 10 người chết và hàng triệu USD thiệt hại.

Mùa mưa nặng nề năm nay cũng đã gây thiệt hại ở Indonesia, nơi các trận lụt đã làm thiệt mạng mấy chục người và phá hoại nhiều hoa mầu, thực phẩm. Hồi đầu tháng, những trận lụt nghiêm trọng ở miền Đông nước này đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Nhiều khu vực ở miền đông Indonesia tan hoang sau lũ

Hồi đầu tuần, cơn bão Megi khủng khiếp đã tràn vào Philippines, cướp đi sinh mạng của 26 người, làm ngập lụt trên diện rộng ở khu vực vựa lúa thuộc miền bắc nước này, gây thiệt hại lên tới 35 triệu USD.

Hàng nghìn người dân tại miền nam Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Hải Nam, cũng đã chịu đựng lụt lội trong mấy tuần vừa qua do mưa như nước trút kéo dài. Tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cơn bão Megi, được coi là trận bão lớn nhất đổ vào Trung Quốc trong năm nay, đang tiến về phía tỉnh Quảng Đông. Giới hữu trách đã cho sơ tán 150.000 người từ các tỉnh ven biển.
Hậu quả bão Megi gây ra với Philippines
Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vẫn ngập trong nước lũ từ nhiều tuần nay
Các khu vực Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan dự báo sẽ phải đối phó với mưa lớn với lượng mưa có thể lên tới 1.000 mm, gió to và sóng cao do Megi gây ra.
Kể từ tháng 7 đến nay, các trận mưa lũ ở Pakistan đã làm ngập khoảng 1/5 diện tích đất canh tác, cướp đi sinh mạng của 1.800 người, ảnh hưởng tới cuộc sống của khoảng 20 triệu người, trong đó 12 triệu người đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp.

Trong khi đó, các trận lũ lụt mới đây ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, đã làm 234 người thiệt mạng và 424 người bị thương.

Nguyễn Viết

Tổng hợp

Đọc thêm...

Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Biến đổi khí hậu, nguyên nhân từ đâu?

VN đang bị ảnh hưởng nặng bởi sự biến đổi khí hậu - Chúng ta đang chìm - Bạn sẽ làm gì ?


Tác hại


Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được dự báo là một trong số quốc gia chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao sẽ có một diện tích lớn đất canh tác mầu mỡ nhất bị ngập nước, gây ảnh hưởng đến con người, đất nông nghiệp và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).



Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi. Nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiến khốc liệt hơn. Tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn... Tình trạng thiếu hụt nước tăng cao. Diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác động. Phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày càng hiển hiện. Nguồn thủy, hải sản bị phân tán.

Riêng việc nước biển dâng cao có thể khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà. Một phần lớn diện tích của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có thể bị ngập lụt do nước biển dâng, các chuyên gia cảnh báo.

Theo tính toán, năm 2070 các loại cây trồng Việt Nam có thể sẽ lên tới độ cao 550 mét và hướng lên phía bắc 100 - 200 km so với hiện tại. Các loài cây á nhiệt đới suy giảm... Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sẽ buộc phải điều chỉnh.


Thật sự chăng !!!

Bóng đen biến đổi khí hậu đang trùm lên toàn Việt Nam. Nếu không điều chỉnh, đất nước sẽ ngày càng ngập sâu vào "món nợ sinh thái" không bền vững mà các thế hệ mai sau sẽ là người phải trả.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/11/757264/

Tăng 2 độ C, 22 triệu người Việt mất nhà

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, TPHCM của VN, Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar).

Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của VN sẽ ngập chìm trong nước biển.

Ông Christophe Bahuet - Phó đại diện UNDP tại VN - nhận định: Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng.

Nước biển đang lấy đất

Với trên 3.000km bờ biển, VN được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu. Các huyện ven biển tỉnh Nghệ An thời gian gần đây đang bị nước biển xâm lấn đến mức báo động. Nhiều xã nằm cách bờ biển từ 5 đến 10km, nhưng đã và đang bị nước mặn tấn công.

ĐBSCL sẽ ngập 1.708km2 đất. Đó là thông tin do Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Môi trường (KT-TV&MT) đưa ra tại hội thảo khoa học thường niên 2007 mới tổ chức tại TPHCM.

Theo thống kê, ĐBSCL có tổng diện tích 34.322km2, trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện ven biển. Trong các thập kỷ gần đây, yếu tố khí tượng thuỷ văn tại ĐBSCL tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu. Các thiên tai như bão tố, lụt lội, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán.

Dự đoán, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2-0,6m, sẽ có 1.708km2 đất bị ngập ảnh hưởng tới 108.267 người sinh sống. Tệ hơn thế, trong trường hợp nước dâng cao hơn mức dự đoán-Viện trưởng Viện Khoa học KTTV MT, ông Trần Thục cho biết: "Chỉ cần nước biển dâng lên vài mét, chúng ta sẽ mất đi một diện tích đất khoảng 15.000-20.000km2 tại ĐBSCL".


Hạn hán và lũ lụt

Dự án "Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, Huế" do Viện Khoa học KT-TV&MT thực hiện cho thấy, tài nguyên nước tại lưu vực sông Hương đang biến đổi theo tác động của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ có xu hướng tăng dần lên. Cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, và trên phần lớn lãnh thổ, lượng mưa có xu hướng giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học KT-TV&MT tại TPHCM: "Khí hậu VN đã nóng lên 0,1-0,2độ C trong hơn 10 năm qua. Mực nước biển cũng đã dâng cao hơn. Dù tổng lượng mưa ít thay đổi, nhưng thời điểm mưa đã thay đổi, mùa khô kéo dài hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn, khiến cho hạn hán và lũ lụt đều có chiều hướng tăng lên".

Trong 3 tháng cuối năm 2007, lượng mưa ở Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên vượt từ 100%-150% so với trung bình nhiều năm đã gây ra sáu trận lụt liên tiếp chưa từng có ở khu vực này gây thiệt hại nghiêm trọng.

Ở khu vực Bắc Bộ, lượng mưa lại thấp hơn 50%-80% so với mức trung bình nhiều năm, nên lượng dòng chảy trên các dòng sông ở Bắc Bộ đang cạn kiệt nhanh.



Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thuỷ văn Trung ương (TTDBKTTVTƯ), mực nước hồ Hoà Bình đã xuống thấp tới mức kỷ lục so với trung bình nhiều năm. Mực nước ngày 19.12, tại hồ Hoà Bình là 114,60m, với lưu lượng nước chảy về hồ là 510m³/s.

Trong khi đó, mực nước cùng thời kỳ năm 2006 (năm có mực nước và lưu lượng đến hồ Hoà Bình thấp nhất trong chuỗi số liệu 100 năm) là 116,40m và lưu lượng nước về hồ là 570m³/s.



Cũng theo dự báo của TTDBKTTVTƯ, lượng nước thượng nguồn các sông ở Bắc Bộ từ Trung Quốc chảy về hầu như không có, nên tình trạng thiếu nước phát điện chắc chắn sẽ rất cao trong thời gian tới.

Nguồn: http://www.laodong.com.vn/Home/Bien-.../70850.laodong


Vì sao ?

Với bờ biển dài và những đồng bằng có nhiều sông, ngòi, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thay đổi khí hậu. Hơn một phần ba dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng lên 5m. Hàng trăm loài sẽ bị đe doạ tuyệt chủng bởi sự suy giảm các dải san hô ngầm hay sự thu hẹp các khu rừng đước và vùng ngập mặn.


Nguyên nhân


Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường.

Những hình ảnh này là do ai?

Đốt rừng - Phá rừng



Xả thải của nhà máy

Ô nhiễm môi trường


Theo bạn giờ chúng ta phải làm gì ?

Tái bút: bạn hãy gửi thông điệp này đến cho tất cả mọi người trong yahoo của bạn - đây cũng là thông điệp tuyên truyền môi trường - hãy làm những hành động nhỏ nhất có thể

Theo bạn giờ chúng ta phải làm gì ?


Hãy gửi ý kiến của bạn về diễn đàn Yêu Môi Trường....

Nguồn: yeumoitruong.com
Đọc thêm...

Seoul ngập trong nước

Hàng nghìn ngôi nhà ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngập trong nước trong cơn mưa lớn bất ngờ từ đầu tuần.

Cơn bão với lượng mưa lớn hơn dự tính ập tới thành phố Seoul và một số khu vực ở Hàn Quốc hôm 21/9 khi nước này đang ăn mừng lễ Chuseok giống như lễ Tạ ơn ở Mỹ. Ảnh: AFP.
Một số khu vực của Seoul hứng lượng nước mưa lên tới 300 mm. Đây là cơn mưa tháng 9 lớn kỷ lục ở Hàn Quốc kể từ năm 1907. Ảnh: AFP.
Cơ quan cứu trợ khẩn cấp Hàn Quốc cho biết hơn 11.000 người trên cả nước lâm vào cảnh vô gia cư tạm thời. Nước lụt cũng ngập tràn nhiều đường phố và ga tàu điện ngầm. Ảnh: Yonhap.
Hai ngư dân mất tích trong trận lụt. Giới chức cho rằng có thể họ đã bị nước lũ cuốn trôi. Ảnh: AFP.
Ở Seoul, hơn 4.600 hộ gia đình mất điện vì mưa lớn. Ảnh: Yonhap.
Xe cộ nối đuôi nhau trên đường ngập. Ảnh: AP.
Giới chức Hàn Quốc đã chi tổng cộng 6,4 triệu USD để giúp đỡ các nạn nhân lũ lụt. Ảnh: Korean Times.

Mai Trang-VnExpress

Đọc thêm...

Monday, November 29, 2010

Miền Trung trong nắng hạn

“Chưa bao giờ nắng nóng, hạn hán như năm nay, lại thêm tình trạng mất điện, không thể bơm được nước khiến nông dân chúng tôi phải trắng tay", ông Hồ Đức Thất, chủ vườn rau ở Nghệ An nói.

Nắng nóng kéo dài cộng với việc thiếu điện khiến cho các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đang trải qua đợt hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trầm trọng.

Tại cánh đồng xã Quỳnh Lương, Quỳnh Minh (Quỳnh Lưu, Nghệ An), thiếu nước và mất điện đã khiến cho những cánh đồng rau ở đây chết cháy. Ông Hồ Đức Thất, chủ vườn rau ở xã Quỳnh Lương thở dài: “Chưa bao giờ nắng nóng, hạn hán như năm nay, lại thêm tình trạng mất điện, không thể bơm được nước khiến cho nông dân chúng tôi phải trắng tay. Mỗi gia đình thiệt hại hàng chục triệu đồng”.

Đứng nhìn gần 2 sào hành của gia đình chết héo vì thiếu nước mà không có cách nào khắc phục, chị Đào Thị Trúc chua xót: “Nếu tình trạng nắng hạn còn tiếp diễn, chắc chúng tôi sạt nghiệp. Không những thiếu nước để tưới cho rau màu mà cả người lẫn gia súc cũng thiếu nước sinh hoạt”.

Cánh đồng nứt nẻ vì thiếu nước.

Ở các huyện miền núi của Nghệ An, tình trạng thiếu nước càng trầm trọng. Tại xã Thanh Tùng (Thanh Chương), từ gần một tháng nay, người dân phải dè dặt từng gàu nước. Hầu hết giếng khơi trong làng đều cạn khô, các khe suối, đập đều trơ đáy khiến nhiều người phải rủ nhau ra bờ ruộng đào giếng để lấy nước sinh hoạt.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, do nguồn nước thiếu hụt, toàn tỉnh hiện có 12.600 trong số 55.000 ha lúa hè thu chưa gieo cấy. Nhiều huyện không có nước đang phải chuyển đổi từ lúa sang cây trồng khác. Toàn tỉnh hiện có 277 hồ đập lớn cạn nước. Một nửa trong số 600 hồ nhỏ do địa phương quản lý cũng chỉ đạt 15 đến 30% lượng nước so với dung tích thiết kế.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, hạn hán cũng diễn ra trên diện rộng, đặc biệt tại các huyện như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ… Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, khoảng 7.000 ha lúa và trên 5.000 ha hoa màu bị ảnh hưởng vì nắng nóng. Nhiều diện tích đã gieo cấy đến nay không có nước đang đứng trước nguy cơ mất mùa.

Tại huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), thiếu nước sinh hoạt, người dân phải tìm đến các khe suối lấy nước về dùng. Ảnh: Trường Long.

Nắng nóng và hạn hán cũng khiến cho Nghệ An, Hà Tĩnh luôn phải đối mặt với nguy cơ cháy. Từ đầu tháng 6 đến nay, ở tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra hơn 10 vụ cháy rừng, hơn 100 ha rừng bị thiêu rụi. Còn ở Nghệ An, một số vụ cháy rừng đã xảy ra ở huyện Thanh Chương; hỏa hoạn cũng đã thiêu rụi một số nhà máy, khu chợ sầm uất ở thành phố Vinh, thị xã Thái Hòa

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Trưởng phòng dự báo, Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ cho biết, thông thường vào cuối tháng 6, khu vực này có lũ tiểu mãn. Nhưng năm nay hầu như không có mưa nên không có lũ tiểu mãn. Lượng nước ở các hồ đập và mạch nước ngầm bị thiếu hụt khiến cho tình trạng hán hán càng trầm trọng và kéo dài.

“Đặc biệt năm nay một số vùng miền Trung nắng nóng đã vượt ngưỡng lịch sử. Tại Con Cuông, Quỳ Hợp (Nghệ An), có thời điểm nhiệt độ luôn ở mức trên 42 độ C. Hầu hết địa phương miền núi ở Nghệ An, Hà Tĩnh đều phải chống chịu với hạn hán kéo dài”, ông Tiến cho biết.

Trường Long

Đọc thêm...
 

Biến đổi khí hậu Copyright © 2009 Shopping Bag is Designed by Ipietoon Sponsored by Online Business Journal